T&C BMS – Quy trình Testing & Commissioning hệ thống BMS hiệu quả

Ngày đăng: 24/03/2025 04:11 PM
    T&C BMS (Testing & Commissioning hệ thống Building Management System) là bước quan trọng trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống điều khiển tòa nhà. Dưới đây là 1 số lưu ý quan trọng để T&C BMS một cách hiệu quả.
     

    Giao diện điều khiển – “Mặt tiền” của hệ thống

    Khi thực hiện T&C BMS, giao diện HMI (Human Machine Interface) hoặc GUI (Graphical User Interface) là nơi đầu tiên thể hiện chất lượng hệ thống. Một giao diện tốt phải đáp ứng:

    • Hiển thị đầy đủ trạng thái thiết bị: bật/tắt, đang chạy, sự cố trên mặt bằng hệ thống.

    • Cho phép điều khiển từng thiết bị riêng lẻ và truy cập đến sơ đồ điều khiển chi tiết.

    • Sắp xếp cấu trúc phân cấp rõ ràng: từ khu vực → tòa nhà → hệ thống (Plant, Settings).

    • Phản ánh đúng trạng thái kết nối với DDC và các thiết bị ngoại vi như cảm biến, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển FCU...

    • Sử dụng mã màu dễ phân biệt: vàng, đỏ cho cảnh báo, cam cho mất kết nối, xanh cho trạng thái ổn định.

    Cảm biến và thiết bị – Cần được lắp đúng để hệ thống chạy chuẩn

    Một hệ thống hoạt động trơn tru phụ thuộc nhiều vào việc lắp đặt đúng cách:

    • Vị trí lắp cảm biến nhiệt độ, CO₂, áp suất, lưu lượng... phải đúng chiều dòng chảy và phù hợp với chức năng (sau van 1 chiều, trước nhánh rẽ…).

    • Sử dụng dây tín hiệu chống nhiễu (shielded), tiếp địa một đầu để tránh nhiễu chéo.

    • Nhãn thiết bị và tên gọi trong phần mềm cần đồng bộ với point list để tránh sai sót.

    T&C BMS - Hệ thống AHU

    Alarm và Trendlog – Giúp phát hiện sớm sự cố

    Thiết lập cảnh báo và ghi nhận dữ liệu là bước không thể thiếu trong quy trình T&C BMS:

    • Phân loại cảnh báo: Critical, Warning, Advisory.

    • Cài đặt thời gian trễ hợp lý tránh báo sai.

    • Ghi log liên tục các thông số quan trọng như nhiệt độ, áp suất, trạng thái thiết bị.

    • Đặt tên điểm đo rõ ràng, kèm đơn vị, mã màu trend dễ đọc.

    Logic điều khiển – Linh hoạt và an toàn là ưu tiên

    Logic trong hệ thống BMS phải hỗ trợ nhiều chế độ: Tự động, Thủ công, Override.

    • Có delay khởi động, tự động reset sau sự cố (trip), liên động giữa các thiết bị (interlock).

    • Thiết lập chế độ dự phòng khi mất cảm biến hoặc mất nguồn.

    • Kiểm tra quy trình vận hành bơm chính – phụ, Chiller chạy/Ngưng… giúp tăng độ tin cậy.

    T&C BMS

    Mapping & Hiệu chuẩn – Xác nhận toàn bộ tín hiệu

    • Đảm bảo địa chỉ AI, DI, AO, DO trùng khớp với phần mềm.

    • Hiệu chuẩn (calibration) các cảm biến nếu có sai lệch vượt ngưỡng cho phép.

    • Mapping thang đo tín hiệu đúng chuẩn: ví dụ 4–20 mA tương ứng 0–100°C.

    • Đối với thiết bị sử dụng BACnet hoặc Modbus: kiểm tra kỹ tag, thời gian polling, timeout.

    Backup, bảo mật và ghi nhận thao tác người dùng

    • Sau khi hoàn tất T&C BMS, cần backup toàn bộ cấu hình DDC, đồ họa, logic.

    • Thiết lập phân quyền sử dụng rõ ràng: Admin, Operator, Viewer.

    • Bật chế độ ghi log thao tác người dùng để dễ truy vết nếu có lỗi hệ thống.

    Tại sao phải thực hiện T&C BMS trong mọi dự án?

    Việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy trình T&C BMS giúp:

    • Đảm bảo toàn bộ tín hiệu, thiết bị, giao tiếp protocol hoạt động đúng (BACnet/IP, Modbus RTU...).

    • Giảm thiểu lỗi lắp đặt như đấu dây sai, mapping sai điểm đo.

    • Chuẩn hóa vận hành, giảm thời gian bảo trì, giảm lỗi vận hành.

    • Tối ưu tích hợp với các hệ khác: DCIM, hệ thống báo cháy, kiểm soát ra vào, hệ thống HVAC.

    T&C BMS không chỉ là giai đoạn kiểm tra mà là một phần sống còn trong việc đảm bảo hệ thống BMS vận hành an toàn, hiệu quả và bền vững. Việc đầu tư đúng vào quy trình này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian bảo trì và đặc biệt nâng cao độ tin cậy của toàn bộ hệ thống quản lý tòa nhà – từ cao ốc văn phòng đến trung tâm dữ liệu hiện đại. Hãy tham khảo shop tài liệu của Nam Hoang Controls để cải thiện quy trình T&C của bạn nhé. 
    Hotline
    0
    Zalo