Các loại cảm biến BMS thông dụng
Lắp đặt đúng kỹ thuật là yếu tố tiên quyết để cảm biến hoạt động chính xác và ổn định.
Đặt đúng vị trí: Dựa theo luồng khí, độ cao chuẩn theo hướng dẫn kỹ thuật
Tránh nhiễu tín hiệu: Không đi dây chung với nguồn, dùng dây shield
Đấu nối đúng chuẩn: Kiểm tra kỹ sơ đồ điện, loại tín hiệu (analog/digital)
Lắp phụ kiện đi kèm: Với ống gió nên dùng sensor pocket hoặc đầu dò chuyên dụng
Kiểm tra lại tín hiệu sau khi gắn: So sánh với thiết bị đo tay hoặc cảm biến khác
Ví dụ: Một cảm biến nhiệt độ gắn ngay cửa gió cấp sẽ luôn đọc thấp, khiến hệ thống BMS yêu cầu tăng công suất chiller dù nhiệt độ phòng đã đủ – gây tốn điện, giảm hiệu quả vận hành.
Một cảm biến sai thông số hoặc gắn sai vị trí sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Điều khiển sai → thiết bị chạy không tối ưu
Cảnh báo không chính xác → tăng rủi ro bảo trì
Sai lệch dữ liệu → khó giám sát, phân tích hiệu quả
Tăng chi phí vận hành và hao mòn thiết bị
Đặc biệt trong môi trường yêu cầu nghiêm ngặt như bệnh viện, nhà máy thực phẩm – sai số từ cảm biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc sức khỏe người dùng.
Khi chọn cảm biến BMS, đừng chỉ nhìn vào thương hiệu – hãy phân tích kỹ catalogue:
Thông số |
Giải thích |
Dải đo |
Phù hợp với ứng dụng thực tế, tránh quá rộng |
Tín hiệu ngõ ra |
Analog (0–10V, 4–20mA) hoặc Digital (Modbus/BACnet), phải tương thích hệ BMS |
Nguồn cấp |
Thường là 24VAC/VDC, đấu sai dễ gây cháy thiết bị |
Độ chính xác |
Càng nhỏ càng tốt (±0.3°C, ±2%RH...) |
Chuẩn IP |
Lắp ngoài trời cần IP65 trở lên |
Nhiệt độ làm việc |
Đảm bảo sensor không bị sai số do quá nhiệt hoặc quá lạnh |