PUE (Power Usage Effectiveness) được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng điện năng tiêu thụ của toàn bộ hệ thống và điện năng tiêu thụ thực tế của các thiết bị CNTT.
Công thức tính:
PUE = Tổng điện năng tiêu thụ của data center / Điện năng tiêu thụ cho thiết bị IT
Ví dụ:
Tổng điện năng: 1000 kW
Thiết bị IT tiêu thụ: 500 kW
PUE = 1000 / 500 = 2.0
Một hệ thống có PUE gần 1.0 là rất tối ưu – toàn bộ điện năng gần như được sử dụng cho thiết bị CNTT.
Để tính đúng PUE trong data center, cần phân biệt rõ:
Hệ thống điện: UPS, ATS, máy phát điện, PDU, STS
Hệ thống làm mát: Chiller, CRAH/CRAC, bơm nước, cooling tower
Chiếu sáng không gian máy chủ
Hệ thống giám sát và điều khiển: BMS, tủ điều khiển, hệ thống an ninh
Văn phòng, nhà vệ sinh, chiếu sáng ngoài trời
Khu vực không phục vụ trực tiếp cho hệ thống IT
Nhiều đơn vị từng tính nhầm cả tải HVAC khu văn phòng vào PUE – kết quả lệch hoàn toàn, khiến đánh giá hiệu suất sai lệch.
Nếu hệ thống như chiller, máy phát, bơm… được dùng chung cho cả tòa nhà và data center, bạn cần:
Ước lượng tỷ lệ tải dùng cho data center
Tách công suất bằng hệ thống đo lường độc lập
Sử dụng BMS hoặc Niagara để phân tích theo thời gian thực
< 1.3 – Rất hiệu quả: Thiết kế tối ưu, chi phí vận hành thấp
1.3 – 1.6 – Khá: Có thể cải thiện làm mát, tối ưu PDU
1.7 – 2.0 – Trung bình: Nên rà soát lại tổng thể hạ tầng cơ điện
> 2.0 – Thấp: Lãng phí năng lượng lớn, cần cải tiến toàn diện
PUE rate
Khi PUE vượt ngưỡng 2.0, hệ thống đang sử dụng gấp đôi điện năng so với phần thực sự cần cho IT. Nếu giá điện là 2.000 VND/kWh, với IT load 500 kW, mỗi giờ bạn phải trả:
Với PUE = 1.3 → 650 kW × 2.000 = 1.300.000 VND
Với PUE = 2.0 → 1.000 kW × 2.000 = 2.000.000 VND
Chênh lệch 700.000 VND/giờ tương đương hơn 500 triệu đồng mỗi tháng nếu hoạt động liên tục.
Với các trung tâm dữ liệu quy mô lớn, việc kéo PUE từ 2.1 xuống còn 1.5 có thể tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây là khoản ngân sách có thể tái đầu tư vào thiết bị mới, cải thiện hạ tầng hoặc duy trì hệ thống dự phòng.
Tối ưu hệ thống làm mát: điều chỉnh nhiệt độ, luồng khí lạnh – nóng rõ ràng
Nâng cấp thiết bị: UPS hiệu suất cao, giảm tổn thất PDU
Giám sát bằng BMS hoặc Niagara Tool: dữ liệu thời gian thực giúp ra quyết định nhanh
Tăng mật độ IT hợp lý: giảm tiêu thụ phụ trợ không cần thiết
Lập kế hoạch bảo trì định kỳ để duy trì hiệu quả tối ưu (xem thêm: Bảo trì BMS )